TOCEI Chia Sẻ Kinh Nghiệm Khi Mua Thiết Bị Vệ Sinh

Bạn thân mến, nếu bạn đang cần mua thiết bị vệ sinh thì bài viết này đặc biệt cần thiết dành cho Bạn. Có thể Bạn sẽ mua hoặc không mua hàng tại đây nhưng điều đó không quan trọng.

Quan trọng là bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm mua thiết bị vệ sinh từ những chuyên gia nội thất hàng đầu trong ngành, tránh bị mua nhầm, mua hớ, mua phải hàng nhái và nhiều sai lầm đáng tiếc khác.

Trước khi vào nội dung chính, xin dành một phút cho quảng cáo ^^. Mời Bạn tham khảo các thiết bị vệ sinh giá rẻ đang được cung cấp bởi Thiết bị phòng tắm TOCEI. Thời gian bảo hành gấp đôi thị trường và tuổi thọ sản phẩm ít nhất 20 năm.

Danh mục thiết bị phòng tắm TOCEI gồm các sản phẩm:

 

 

 

I. Các loại thiết bị trong nhà vệ sinh cần biết

Trước tiên, Bạn cần hình dung trên thị trường đang bán những thiết bị nhà vệ sinh nào ? Với từng thiết bị chúng có kiểu dáng, tính năng, phiên bản ra sao ? Từ danh sách tổng hợp này, Bạn sẽ có thêm ý tưởng về các thiết bị cần mua cho phòng tắm nhà mình.

1. Bồn vệ sinh (bàn vệ sinh)

Bồn vệ sinh là thiết bị không thể thiếu trong nhà vệ sinh của mỗi gia đình. Trên thị trường hiện đang bày bán 5 loại bồn vệ sinh cơ bản sau đây:

Bồn vệ sinh ngồi xổm: Thiết kế nhỏ gọn thích hợp cho toilet có diện tích hạn chế, thường được lắp đặt tại các công trình công cộng, nhà trọ, khu dân cư… để tiết kiệm chi phí.

Bồn vệ sinh bệt (bệt vệ sinh): Là loại được sử dụng nhiều nhất trong các gia đình Việt, gồm 2 loại chính:

  • Bồn vệ sinh 1 khối: Còn gọi là bồn vệ sinh nguyên khối, có kích thước lớn, dễ dàng vệ sinh, xả nước êm nhưng giá thành khá cao.
  • Bồn vệ sinh 2 khối: Giá thành rẻ hơn, thiết kế nhỏ gọn hơn nhưng kết cấu có nhiều khe hở nên việc lau chùi khó khăn hơn.

Bồn vệ sinh phân ly: Chú trọng tới thiết kế khi két nước và bồn ngồi có sự tách biệt rõ ràng, kết nối với nhau thông qua ống xả. Hệ thống xả tương tự như bồn vệ sinh 2 khối nhưng việc làm sạch dễ dàng hơn.

Bồn vệ sinh treo tường: Thiết kế độc đáo với phần kết nước âm tường, có thể thay đổi độ cao của bệ ngồi sao cho phù hợp với chiều cao của từng thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, quy trình lắp đặt phức tạp và giá thành đắt đỏ.

Bồn vệ sinh cảm ứng hiện đại: Bổ sung nhiều tính năng thông minh như chế độ vệ sinh tự động, nước ấm, sưởi ấm, sấy khô, tự động làm sạch, cảm ứng đóng mở…., một thiết bị không thể thiếu cho ngôi nhà theo xu hướng smart house.

2. Lavabo (Bồn rửa mặt, rửa tay)

Lavabo đa dạng về mẫu mã (hình chiếc bát, chiếc thuyền, phễu…) và chất liệu (đá, sứ, đồng, nhôm, gỗ…), nhưng trước tiên Bạn cần quan tâm về 5 kiểu lắp đặt lavabo phổ biến:

Lavabo treo tường: Dễ dàng lắp đặt, kiểu dáng bắt mắt hình tròn hoặc hình vuông. Phần chân có nhiều biến thể: chân dài, chân ngắn hoặc không chân, phù hợp với nhiều không gian khác nhau.

Lavabo đặt bàn: Toàn bộ bồn rửa tay được đặt nổi hoàn toàn trên bề mặt bàn đá, kiểu dáng nổi bật và bắt mắt.

Lavabo âm bàn toàn phần: Vành chậu và hố chậu đều nằm ở phía dưới so với mặt phẳng của bàn đá, mang đến sự tinh tế, trang nhã cho không gian.

Lavabo bán âm: Phần hố âm dưới bàn đá, nhưng một phần vành vẫn nổi lên trên tạo nên sự thú vị, độc đáo.

Lavabo góc tường: Tận dụng tối đa diện tích góc tường, đặc biệt thích hợp cho phòng tắm có diện tích eo hẹp.

3. Sen tắm 

Theo thống kê của các nhà khoa học, việc sử dụng sen tắm giúp tiết kiệm 50% lượng nước khi tắm rửa cá nhân. Xét về cách lắp đặt, sen vòi tắm có 3 dạng:

Sen tắm cầm tay: Giá thành rẻ được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nước chỉ đến được một vài bộ phận trên cơ thể, không thể đồng bộ khắp người.

Sen tắm cây: Có 2 kiểu dáng cơ bản: hình tròn và hình vuông, được lắp cố định, tính thẩm mỹ cao. Nước chảy với lưu lượng mạnh từ trên xuống bao phủ toàn bộ cơ thể. Sen cây có nhiều chế độ xả nước như tắm thác, tắm mưa, massge… mang đến sự thư giãn trong phòng tắm.

Sen âm tường: Toàn bộ cây và vòi hoa sen được các kỹ sư khéo léo thiết kế chạy ngầm trong tường, mang đến sự gọn gàng thanh thoát cho không gian.

4. Bồn tắm

Khi được đặt câu hỏi: “nếu nhà tắm của Bạn rộng hơn, bạn sẽ mua thêm thiết bị phòng tắm nào ?” thì hầu hết câu trả lời đều là bồn tắm. Đây là thiết bị được nhiều người ao ước và là xu hướng của các nhà tắm hiện đại. Chúng có 4 dạng chính:

Bồn tắm đứng:  Thiết kế theo hình khối chữ nhật đứng, các mặt là tường và vách kính cường lực. Bồn tắm đứng tạo thành không gian riêng, không làm ướt phòng tắm. Tuy nhiên, người dùng ít được thư giãn do không có sự nâng đỡ về cơ thể.

Bồn tắm nằm: Được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, cơ thể hoàn toàn thả lỏng khi được nước nâng đỡ. Thêm một chút nhạc, một chút tinh dầu mang đến cảm giác thư giãn vô cùng dễ chịu sau một ngày dài mệt nhọc.

Bồn tắm xây: Lòng bồn tắm âm xuống bề mặt sàn. Bạn có thể vừa ngâm mình, vừa thưởng thức trái cây đồ ăn, thoái mái thư giãn dưới làn nước tinh dầu dịu nhẹ. Bồn tắm xây sử dụng nhiều trong các trung tâm thể hình hoặc các spa cao cấp.

Bồn tắm góc: Đặt tại vị trí góc tường, tiết kiệm về mặt diện tích nhưng hạn chế sự thoải mái khi loại bồn này khá nhỏ.

5. Gương nhà tắm

Nhà tắm thiếu gương cũng giống như nhà thiếu cửa. Gương nhà tắm giờ đây không còn là phụ kiện mà trở thành thiết bị chính không thể thiếu trong mỗi phòng tắm. Xét theo tính năng, gương nhà tắm có 3 dạng chính:

Gương kiểu truyền thống: Kiểu dáng theo hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình bầu dục hoặc hình bán nguyệt. Cấu tạo gồm 2 phần: phôi gương và phần khung.

Gương có đèn: Bổ sung thêm đèn dây tóc hoặc đèn led ở phần khung gương để tăng cường độ sáng khi trang điểm.

Gương thông minh: Bổ sung thêm các công nghệ hiện đại như hiển thị đồng hồ, nhiệt độ, cảm ứng bật tắt, nghe nhạc…

6. Phụ kiện nhà tắm

Phụ kiện tức là có thể có hoặc không, tính năng chủ yếu là để đồ và trang trí. Các loại phụ kiện phổ biến được nhiều người lựa chọn bao gồm: kệ gương, kệ góc nhà tắm, kệ để bàn chải và kem đánh răng, khay đựng xà bông, hộp đựng giấy vệ sinh, thanh treo khăn tắm, móc treo quần áo, tủ lavabo, vòi xịt, phụ kiện vòi chậu, phễu thoát sàn, máy sấy tay, quạt thông gió….

II. 5 kinh nghiệm mua thiết bị vệ sinh từ chuyên gia

1. Diện tích phòng tắm

Diện tích phòng tắm là yếu tố quan trọng cần được xem xét hàng đầu khi lựa chọn các thiết bị vệ sinh. Việc bố trí phải thỏa mãn sự tiện lợi nhưng không gây vướng víu, bất tiện trong quá trình sử dụng.

Phòng tắm diện tích nhỏ: Ưu tiên sử dụng các thiết bị cần thiết như bồn cầu, vòi sen, chậu rửa. Sau đó là đến các thiết bị nhỏ gọn, đa năng, tận dụng tốt không gian dư thừa như kệ góc tường, chậu rửa góc treo tường, tủ lavabo, kệ treo đồ trên cao…

Phòng tắm diện tích lớn: Chia không gian thành từng khu riêng biệt như khu tắm vòi sen, bồn tắm, bồn rửa tay, bồn cầu…

Đừng lo lắng về kích thước, các công ty sản xuất thiết bị vệ sinh đã có sự tính toán khi cùng một sản phẩm sẽ có nhiều kích thước khác nhau. Nếu phòng tắm của Bạn nhỏ hẹp, luôn có những sản phẩm kích thước nhỏ tương ứng đáp ứng yêu cầu của Bạn.

2. Phong cách nhà tắm

Phong cách nhà tắm của Bạn là gì ? Hiện đại, cổ điển, đơn giản, hitech… ? Các thiết bị nhà tắm Bạn dự định mua, màu sắc và hình khối của chúng có phù hợp với phong cách này không ? Nói một cách đơn giản, các thiết bị nhà tắm sau khi lắp đặt phải kết hợp hài hòa với không gian phòng tắm để đảm bảo tính thẩm mỹ chung.

Tốt nhất, Bạn nên đến trực tiếp cửa hàng thiết bị vệ sinh để có cảm nhận chân thực và nhận những lời khuyên hữu ích từ nhân viên bán hàng về cách phối màu trong phòng tắm.

3. Tính năng sản phẩm

Ngoài tính năng cơ bản, các công ty thiết bị vệ sinh không ngừng bổ sung các tính năng mới để thu hút người tiêu dùng. Điều này dễ làm Bạn bị “choáng ngợp” nhưng hãy tỉnh táo đặt câu hỏi: “Gia đình Bạn có thực sự sử dụng hết những tính năng mới đó không ?” Nếu câu trả lời là không thì Bạn nên dừng lại để tránh lãng phí không cần thiết. Nên nhớ thiết bị nhà tắm càng có nhiều tính năng thì mức giá càng đắt đỏ.

Với phòng tắm thông thường Bạn chỉ cần chú ý đến nhu cầu cơ bản và tính năng tiết kiệm nước. Hãy tham khảo thêm ý kiến từ người bán hàng, chủ thầu và các thành viên trong gia đình để lựa chọn tính năng thiết bị phòng tắm phù hợp.

4. Phụ tùng thay thế

Nếu sản phẩm bị hư hỏng, bể vỡ thì tìm mua phụ tùng thay thế ở đâu ? Vấn đề này Bạn nên tìm hiểu nếu thương hiệu Bạn mua không quá nổi tiếng hoặc có kiểu dáng độc đáo, không đụng hàng.

Hầu hết người tiêu dùng có thói quen chọn thiết bị phòng tắm từ những nhà sản xuất đã có thương hiệu trên thị trường. Một mặt vì uy tín, mặt khác việc tìm mua phụ tùng thay thế về sau cũng dễ dàng hơn.

5. Ngân sách dự trù

Bạn dự tính chi bao nhiêu tiền cho việc mua sắm thiết bị vệ sinh ? Con số Bạn đưa ra sẽ chi phối toàn bộ các quyết định mua hàng: mua những gì, mua hãng nào, chất liệu gì, tình năng ra sao…

Hãy lên kế hoạch dự trù ngân sách một cách cẩn thận trước khi tham khảo sản phẩm, điều này sẽ giúp Bạn ra quyết định nhanh chóng hơn.

III. Nên mua thiết bị vệ sinh hãng nào tốt nhất ?

Thật khó để trả lời câu hỏi này vì mỗi thương hiệu đều có ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng xem qua 7 thương hiệu thiết bị vệ sinh được ưa chuộng nhất hiện nay.

1. Inax (Linax, Linas)

Thành lập năm 1924 thuộc tập đoàn Lixil, Nhật Bản. Từ năm 1998, Inax đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Hiện nay, Inax chiếm khoảng 20% thị phần thiết bị vệ sinh trên toàn quốc.

Ưu điểm: Đa dạng về mẫu mã, giá cả chia theo nhiều phân khúc, phù hợp với nhiều đối tượng.

Nhược điểm: Sản phẩm ở phân khúc thấp của Inax bị nhiều đại lý thiết bị vệ sinh dùng thủ thuật thổi giá nên nếu không có kiến thức trong ngành, Bạn dễ bị mua hớ.

2. ToTo

Với lịch sử hơn 100 năm phát triển, Toto là thương hiệu thiết bị vệ sinh cao cấp nổi tiếng bậc nhất được nhiều người biết đến. Giá trị sản phẩm có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.

Sản phẩm Toto giữ được lớp men sáng bóng lên tới 30 năm nhờ áp dụng công nghệ tráng men CefionTect, mang đến sự an tâm tuyệt đối cho người sử dụng.

Ưu điểm: Chất lượng không thể bàn cãi, thời gian sử dụng lâu dài.

Nhược điểm: Mẫu mã không đa dạng do Toto chỉ quan tâm đến tính năng sử dụng. Ngoài ra, thiết bị vệ sinh Toto còn có mức giá rất cao so với mặt bằng chung nên khá kén người mua.

3. American Standard

Trước đây, American Standard là thương hiệu của Mỹ nhưng từ năm 2009 đã được Lixil mua lại. Sản phẩm American Standard có thiết kế hiện đại, thanh thoát, nổi bật với các công nghệ làm sạch như HygieneClean, SiphonMax, ComfortClean và Aqua Ceramic.

Ưu điểm: Mẫu mã đa dạng, công nghệ hiện đại.

Nhược điểm: Cùng chủ sở hữu với Inax do đó sản phẩm không có nhiều sự khác biệt so với người anh em Inax.

4. Viglacera

Là thương hiệu thiết bị vệ sinh Việt Nam, tiền thân là công ty sản xuất gạch ốp lát. Với lợi thế về vị trí địa lý và am hiểu con người, sản phẩm Viglacera được nhiều gia đình Việt tin chọn.

Ưu điểm: Giá rẻ phù hợp với đại đa số người tiêu dùng.

Nhược điểm: Thiết bị vệ sinh Viglacera dễ bị thiếu hụt vào mùa cao điểm. Dòng sản phẩm sen vòi đơn điệu về mẫu mã, khách hàng không có nhiều sự lựa chọn.

5. Kohler

Kohler có lịch sử hình thành hơn 140 năm nổi tiếng với những thiết bị vệ sinh đắt đỏ, xa hoa. Sản phẩm Kohler tinh tế, đẳng cấp và có mức giá thành rất cao, chỉ phù hợp với những không gian sang trọng.

Ưu điểm: Chế độ tiết kiệm nước ưu việt, nổi bật với tính năng trộn không khí vào nước Katalyst Air.

Nhược điểm: Giá rất cao, kén người mua.

6. Caesar

Nhà máy Caesar 100% vốn Đài Loan sản xuất tại Việt Nam từ năm 1996. Sản phẩm Caesar hướng tới phân khúc khách hàng bình dân và trung cấp nên mức giá khá dễ chịu. Dây chuyền sản xuất đạt chuẩn ISO 9001:2008.

Ưu điểm: Mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăng phân chia theo nhiều phân khúc.

Nhược điểm: Dòng bồn cầu Caesar có nước men không tốt, lưu lại vệt ố vàng sau một thời gian sử dụng.

7. Cotto

Thương hiệu thiết bị nhà tắm đến từ xứ sở chùa vàng Thái Lan. Cotto có hai hình thức phân phối chính là nhập khẩu và sản xuất trong nước. Mặc dù có chất lượng tương đương nhau nhưng khách hàng vẫn ưa chuộng hàng nhập khẩu hơn nếu mức giá không quá chênh lệch.

Ưu điểm: Thiết bị chịu được độ ẩm, nhiệt độ tốt.

Nhược điểm: Vì Cotto chưa sản xuất mạnh tại Việt Nam nên lượng hàng hóa không nhiều. Khách hàng dễ mua phải hàng nhái, hàng Trung Quốc giả mạo Cotto.

Trên đây là các thương hiệu thiết bị vệ sinh phổ biến, ngoài ra vẫn còn rất nhiều thương hiệu khác như: Thiên Thanh, Arrow, Asahi, Atmor, Basics, Bravat, Ceravi, Duravit, Eurolife, Hafele, Selta, Nency, Grohe, Gorlde, Rigel, Roy, Roca, Supor, Kitaco, Luxta, Karat, Royal, Nahm, Santa, Italisa, Mangol, Innoci, Roland…

 

Hy vọng qua bài viết này, Bạn đã trang bị thêm cho mình nhiều kinh nghiệm mua sắm thiết bị vệ sinh cần thiết. Cần thêm thông tin hỗ trợ tư vấn về sản phẩm liên hệ ngay hotline: 1900 86 68 16 

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

1900 86 68 16
HH Maps Chat Messenger